Đối với những người yêu thích cây cảnh, Sung không phải là một cái tên xa lạ. Sung cảnh được nhiều người lựa chọn bởi có sức sống tốt, dễ chăm sóc và đặc biệt là có dáng hình rất đẹp. Tuy nhiên để có được một cây sung có thế độc đáo không phải là điều đơn giản, bởi không phải ai cũng là “nghệ nhân” tạo hình. Bài viết hôm nay sẽ giúp các bạn cách tạo dáng cây sung cảnh đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện.

Để có được cây sung cảnh đẹp không hề dễ dàng
 Để có được cây sung cảnh đẹp không hề dễ dàng

Ý nghĩa phong thủy cây sung cảnh

Từ lâu, cây sung trong văn hóa Việt Nam được xem như là biểu tượng của sự sung túc, viên mãn. Sung không những được trồng trong vườn nhà mà còn được bày trí trên mâm ngũ quả ngày Tết. 

Theo phong thủy, cây sung có dáng đẹp, từng chùm quả sung mọc ra từ thân, tròn, căng, đầy đặn, đẹp mắt có ý nghĩa thu hút tiền tài, mang lại điều may mắn cho gia chủ.

Nhiều người chơi cây cảnh còn xếp sung đứng đầu trong bộ tam đa, đó là biểu tượng của Phúc (cây sung), Lộc (cây lộc vừng) và Thọ (cây vạn tuế).

Đặc điểm cây sung cảnh

Là cây thân gỗ, thường xanh, trong điều kiện tự nhiên có thể đạt chiều cao 6-10 m với thân to cành lá xum xuê, sinh trưởng khỏe. Vỏ cây có chứa các ống nhựa mủ với màu trắng sữa, dẻo cùng với gỗ khá mềm.

Lá đơn có kích thước nhỏ trên mép nguyên hoặc một vài răng cưa. Trên lá già và lá bánh tẻ thường có những u lồi do các kí sinh gây ra. Lá đạt được tuổi thọ cao. Bộ rễ rất khỏe và sâu, chịu được ngập úng vì vậy có thể trồng ở bờ ao, nơi gần nước hoặc trên các hòn non bộ.

Quả sung thực chất là hoa, còn gọi là quả giả. Bề ngoài quả sung giống như một đế hoa khép kín, còn bên trong mọc tủa tủa những cánh hoa nhỏ li ti bao kín lại thành khối hình tròn, rất giống quả thông thường. Hoa sung lớn dần, vỏ bên ngoài từ màu xanh chuyển sang màu đỏ thẫm, chín rồi sau đó rụng rất nhanh.

Cây sung cảnh có thân to, cành lá xum xuê, sinh trưởng khỏe
Cây sung cảnh có thân to, cành lá xum xuê, sinh trưởng khỏe

Thời điểm để có thể tạo dáng cây sung cảnh

Vào giữa mùa hè, cây bắt đầu ra lá và chồi non mới, đây là lúc cây tràn trề sinh lực nhất. Tiến hành tạo dáng cây sung cảnh vào thời điểm từ giữa đến cuối hè sẽ giúp cây phục hồi nhanh nhất, không những giảm thiểu được nguy cơ bị sâu mọt ăn hết chồi non hay bị nhiễm bệnh mà còn không cản trở quá trình phát triển của cây.

Cách tạo dáng cây sung cảnh

Làm yếu cành trước khi tạo dáng

Cành cây chứa những lớp tế bào sống (nằm ngay dưới vỏ cây) bao quanh phần lõi gỗ “chết” bên trong. Nhiệm vụ của phần lõi này là giữ sức và cấu trúc của cây. Cấu trúc này hỗ trợ các tế bào sống, giữ cho tán lá nằm đúng vị trí và đủ sức nâng đỡ sao cho cành cây không bị ngã đổ. Phần lõi gồm các tế bào gỗ chết đó chính là phần mà bạn cần phải tác động khi uốn cây. Chúng ta cũng có thể làm yếu hay lấy đi phần lõi gỗ này để làm cho các phần tế bào sống xung quanh yếu đi, và cả cành cây cũng thế.

Cách tạo dáng cây sung cảnh

  • Trước khi uốn, bạn nên tỉa bớt lá, cắt bỏ những cành quá sát nhau vì sẽ gây khó khăn trong việc tạo dáng cây. Nên loại bỏ những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về phía sau, trước chéo, đối xứng và cành rũ, những cành như vậy làm mất vẻ thẩm mỹ tổng thể.
  • Các bước tạo dáng : uốn thân chính, sau đó là cành chính, tiếp đó là những cành quanh thân cây, đi từ gốc lên ngọn, theo trình tự cành lớn đến cành nhỏ.
  • Tiến trình của việc uốn là trước hết uốn thân chính, rồi đến cành chính, sau là những cành quanh thân cây khởi đi từ gốc lên ngọn, cành lớn trước, cành nhỏ sau. 
  • Để quấn thân cây bằng dây kẽm, ta cắm một đẩu dây kẽm sâu trong đất của mâm. Không quấn quá chặt hay quá lỏng và đường quấn chéo phải hình thành những góc 450 với trục thẳng đứng của cây.
  • Sau khi quấn xong, ta uốn cành bằng cách xoắn thật nhẹ nhàng theo hướng quấn dây kẽm để dây kẽm luôn luôn được giữ chặt vào vỏ cây. Những loại cây sớm rụng lá thì thường mau tăng trưởng, do đó, có thể tháo dây kẽm sau ba, bốn tháng.
  • Để tạo dáng già nua cho cây, gọt bỏ vỏ một số cành rồi rắc hỗn hợp vôi – lưu huỳnh vào chỗ gọt để chúng đổi sang màu trắng. 
  • Cách tạo dáng cây sung cảnh rất quan trọng để cho ra thế cây đẹp
    Cách tạo dáng cây sung cảnh rất quan trọng để cho ra thế cây đẹp

Cách làm lá sung nhỏ lại 

Dùng kéo cắt bỏ toàn bộ lá trên cây, chỉ để lại phần cuống. Vài ngày sau, cuống lá sẽ rụng hết, lúc đó ngưng tưới nước. Đợi khoảng 1 tuần sau, lá mới sẽ nhú ra. Lúc này tuyệt đối tránh nước. Lá non khi thiếu nước sẽ nhỏ và đanh lại. Đến lúc toàn bộ lá trên cây đã già, có màu xanh thẫm mới bắt đầu chăm bón tưới nước bình thường. Bằng cách này những chiếc lá sung sẽ cứng, già đều và nhỏ lại. 

Cách kích thích ra trái cho cây sung cảnh

Sau khi tạo dáng cây sung cảnh bạn có thể kích thích cây sung ra quả bằng cách ngừng tưới nước 15, 20 ngày, vặt bỏ lá. Sau khi cây ra được một đợt lá mới, tiếp tục chăm sóc, cây sẽ ra nụ hoa và ra quả, thời gian làm từ tháng 6 tới tháng 8 thì sung sẽ cho trái vào cuối năm.

Kích cây ra quả bằng cách dùng dao, khía vài đường gần gốc cây, cho nhựa chảy ra, như vậy cây sẽ mau cho ra quả hơn. Nếu cây trồng trong chậu, nên thay sang chậu to hơn, bổ sung phân vi sinh, ngưng tưới nước, sau 2, 3 tháng cây sẽ ra lá và quả mới.

Lưu ý: Sau mỗi đợt ra quả bạn cần bón bổ sung một lượng phân NPK, tưới nước thường xuyên cho cây sinh trưởng, phát triển tốt, mã quả đẹp theo ý muốn. Khi quả đã rụng hết còn lại cùi hoa bám vào thân cây mẹ, sang năm từ cùi hoa này sẽ đâm ra những chồi hoa mới, tiếp tục cho quả.

Bạn có thể kích thích cây sung ra quả bằng cách ngừng tưới nước 15, 20 ngày, vặt bỏ lá
Bạn có thể kích thích cây sung ra quả bằng cách ngừng tưới nước 15, 20 ngày, vặt bỏ lá

Cách chăm sóc cho cây sung cảnh

Hoàn thành việc tạo dáng cây sung cảnh thì chăm sóc thế nào cũng là điều quan trọng.

 Tưới nước: Sung cảnh là cây ưa nước, vì vậy cần cung cấp 1 lượng nước đủ lớn cho Sung. Nếu 1 cây sung bị khô hạn, phần thân và cành sẽ xuất hiện các vảy bao bọc để làm tăng sức chịu đựng sự khô hạn của cây.

 Ánh sáng: Nên đặt cây ở khu vực có ánh sáng tốt, tránh ánh nắng quá gay gắt. Bởi nắng gắt sẽ khiến cây phát triển chậm, còn nếu nơi có ánh sáng thấp như dưới tán cây thì lá cây sẽ mỏng, ít phân cành và các cành thì sẽ ra nhánh dài, trông mất thẩm mỹ.

Bón phân: Trong 1 năm bạn nên tưới thúc cho cây 1 – 2 lần vào đầu hoặc cuối mùa mưa.

Hy vọng với những kiến thức cayxanhoabinh.com.vn cung cấp sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tạo dáng cây sung cảnh. Chúc bạn thành công!

Xem thêm TẠI ĐÂY để biết thêm các thế cây bonsai mang ý nghĩa phong thủy như thế nào?