Cây sanh từ lâu đã rất nổi tiếng trong giới chơi cây cảnh bởi dáng thế của nó. Để có được một cây sanh dáng độc, đẹp, có giá trị không phải là điều đơn giản, bởi không phải người chơi cây nào cũng nắm được cách tạo dáng cây sanh

Đặc điểm cây sanh

Cây sanh có tên khoa học là Ficus indica L

Thuộc họ Morace

Nguồn gốc: Là một loại cây cảnh Bonsai được trồng khá phổ biến trên thế giới, nhất là các vùng ở Châu Á, đặc biệt là các nước Đông Nam Á.

Cây sanh thuộc cây thân gỗ, chiều cao có thể lên tới 20m trong điều kiện tự nhiên.

Cây có khả năng phân cành cao, trên thân hoặc cành cây thường có hình các u bướu và các sống gờ do sự sinh trưởng mạnh mẽ của cây.

Rễ cây sanh nằm dưới đất, được hình thành từ cành lớn hoặc thân. Rễ cây phát triển nhiều trong mùa mưa, ẩm. Thân và cành dẻo dễ uốn, tạo dáng đẹp.

Lá cây sanh dày và phân bố trên cành với mật độ cao tạo ra phần tán lá rậm rạp, xum xuê.

Cây sanh sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm (nóng và mưa nhiều), cây thích hợp trên nhiều loại đất và có thể bám trên đá để sống, miễn là có nước cho cây sinh trưởng

Cách tạo dáng cây sanh đúng chuẩn nhất

Lưu ý trước khi uốn cành, tạo dáng cây sanh

  • Cắt bỏ những cành song song, tỏa đều, gối lên nhau, uốn về sau, trước chéo, cành rũ,…Những cành như vậy sẽ làm mất thẩm mỹ của cây và là điều tối kỵ của cây bonsai
  • Khi uốn cành, cần cắt tỉa bớt lá hoặc những cành quá sát vào nhau để việc uốn cành dễ dàng, thuận tiện hơn.
  • Không nên dùng dây sắt để cố định cành sau khi uốn vì như vậy chúng dễ bị gỉ sét, in hình lên thân cây không đẹp.
  • Nên dùng các loại dây uốn cành như là: dây kẽm, chì, đồng, dây có vải quấn quanh.

Cách tạo tán cây sanh

Tạo tán cổ: Bắt đầu từ một cành chính tạo nhiều nhánh được co kéo và ép thành một tầng nằm ngang. Mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng, phía trên tạo nhánh dăm cho lá phát triển có hình mâm xôi. Tất cả các bông tán đều phải nằm ngang đồng thời song song với nhau, cũng như song song với mặt đất. Đường kính các tán phù hợp với cỡ cây, tán cách nhau đều, tán trên cùng phải tròn đều không nhọn như chọc lên trời sẽ làm cho cây phân tán trở nên thô vụng và sai kỹ thuật của cây có tán cổ.

Tán cổ có mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng
Tán cổ có mặt bông tán thường là hình tròn, phía dưới bằng phẳng

 Tạo tán cách tân:

  • Kiểu tán thưa thoáng: Cành và ngọn giống tán cây cổ nhưng không cần nhánh dày mà cắt tỉa cho thưa thoáng để cành, nhánh, lá phô ra nét đẹp.
  • Kiểu hình tròn: Cành và nhánh uốn lượn uyển chuyển, tầng tán hình tròn bè rộng, lá nhỏ và ít tạo nên chi tiết mềm mại dưới mắt người thưởng ngoạn. Cách này thường dùng phương pháp quấn dây thép để uốn cành như hình dấu ngã trong thời gian dài rồi tháo dây, nẹp cành.
  • Kiểu tán đa dạng: Dạng cây tán này thường phá cách, không cần phải một cành nhánh hình tròn hay phân đều theo từng tầng một với tán lẻ từ 3, 5, 7 tán tròn theo tên gọi

Cách tạo dáng cây sanh

Trước khi áp dụng cách tạo dáng cây sanh, bạn cần xác định được cây sanh của mình đang ở trạng thái như thế nào và bạn sẽ định uốn ra sao.

  • Tạo dáng cho cây theo nguyên tắc: Từ to tới nhỏ. Tức là bắt đầu tạo dáng từ cành to nhất thì mới đến cành nhỏ tiếp theo, từ những thân cây tới cành, nhánh cây.
  • Khi tạo dáng, tại chỗ giao nhau giữa các cành thường bị nứt, để khắc phục, bạn uốn theo cách:Tới chỗ giao nhau bạn uốn một vòng để nó chịu lực tại đó, nếu muốn chắc chắn hơn thì đảo lại 1 vòng đỡ cành.
  • Phải tìm được chiều uốn vào để lực dây siết vào. Khi uốn điểm cuối dây phải khóa đầu dây bằng cách móc chéo ngược dây lại, cành sẽ không bị tuột và bị bật ra khỏi dây
  • Uốn dây cho cành nhỏ cùng chiều với cành to. Uốn sao cho dây uốn theo cành – cành vẫn giữ nguyên. Uốn cho tới chi cuối cùng.
  • Tạo dáng cây theo ý thích nhưng cần chú ý nhưng tại điểm – đỉnh đường cong phải có điểm dây khóa tại điểm đó để khỏi bị nứt, gãy cành. Chú ý khi uốn, cần xoay cây – cành với chiều uốn. 

Thời gian thích hợp để tháo dây đối với những cây bonsai thường là 3 đến 4 tháng. Riêng đối với những cây gỗ lớn thường là 1 năm.  Khi gỡ dây, gỡ từ ngọn trở về gốc, ngược lại với quá trình quấn. Và có thể uốn cành lại lần hai nếu cây trở lại hình dáng ban đầu.

Tạo dáng cho cây theo nguyên tắc: Từ to tới nhỏ
Tạo dáng cho cây sanh theo nguyên tắc: Từ to tới nhỏ

Cách tạo dáng cho rễ cây sanh

Mỗi năm bạn hãy rút rễ cây thật nhẹ nhàng khi trồng lại cây vào chậu khác. Như vậy, cây sẽ dần dần phô bày được bộ rễ của mình trên mặt đất.

Để cây phô bày bộ rễ trên mặt đất, mỗi năm, bạn hãy rút rễ của cây khi trồng nó vào chậu khác. 

Cách tạo thêm rễ cho cây sanh

Cách 1: Dùng dao cùn cắt sâu đến phần gỗ chỗ muốn ra rễ. Nếu muốn đơn giản và nhanh chỉ cần xịt thêm thuốc kích thích ra rễ vào chỗ cắt rồi dùng lưới phủ lên để tránh trường hợp bị khô vết cắt. Đồng thời sau này khi rễ buông ra sẽ không bị gió thổi, mọc sẽ thẳng đẹp. Trường hợp không có thuốc kích thích rễ thì dùng vải dày đắp vòng quanh vết cắt, hằng ngày tưới ẩm nhiều.

Cách 2: Ghép nguyên mảng rễ. Tách hẳn 1 mảng rễ của 1 cây khác, có dính 1 phần da của thân cắt, rạch 1 đoạn tương ứng trên cây chủ, tách ra đặt đoạn rễ ngoài vào, quấn chặt. Phần rễ ghép sẽ tự liền da và phát triển bình thường. 

Cách 3: Lấy 1 đoạn rễ của 1 cây khác. Khoan hay dùi 1 lỗ sao cho vừa khít với đầu của đoạn rễ định ghép, nhét đoạn rễ đó vào, bó chặt lại. Sau 1 thời gian rễ sẽ tự ăn vào thân, nhìn rất đẹp.

Một số loại cây sanh được nhiều người quan tâm

Bên cạnh cách tạo dáng cây sanh thì nhiều người cũng rất muốn biết một số loại sanh được nhiều người chơi cây cảnh quan tâm hiện nay.

Cây Sanh Nam điền

Nam điền cũng có nhiều loại, có loại lá xoăn nhỏ và lá không xoăn, màu lá xanh biếc. Màu lá sanh Nam Điền sẽ biến đổi qua tuổi tác, về già lá có màu như màu đồng. Giống Nam Điền phát triển chậm, lâu phá thế, một khi cây đã đẹp sẽ có tính ổn định cao.

Giống Nam Điền phát triển chậm, lâu phá thế, một khi cây đã đẹp sẽ có tính ổn định cao.
 Giống Nam Điền phát triển chậm, lâu phá thế, một khi cây đã đẹp sẽ có tính ổn định cao

 

Sanh Miền nam

Gọi chung cho các giống sanh trong Nam, sanh Miền nam lá nhỏ và thường mỏng hơn so với sanh ngoài Bắc. Về màu da cũng khác so với sanh quê, thường khi già sanh miền Nam sẽ có màu trắng và có đốm chấm rất đẹp

Sanh quê

Lại chia làm mấy loại nhỏ là sanh lá nhỏ, sanh lá to, loại lá xoăn và loại lá bóng. Một đặc điểm của cây sanh quê là khi về già thân trắng như đổ vôi, cây già có quả, cây sanh quê so với sanh Nam Điền rễ trên thân mọc nhiều hơn, trên thân thường sẽ có nhiều u biếu hơn.

Một đặc điểm của cây sanh quê là khi về già thân trắng như đổ vôi, cây già có quả
Một đặc điểm của cây sanh quê là khi về già thân trắng như đổ vôi, cây già có quả

Sanh Hải hậu

Cây sanh Hải Hậu thường có bệ đẹp, thân già màu trắng, lá to hơn sanh Nam Điền, đây là loại sanh dễ tính và dễ làm cây. Sanh này đặc biệt có rất nhiều rễ gió mọc chảy xuống như mái tóc người con gái, rất đẹp.

Ý nghĩa cây sanh

Trồng cây sanh không những mang tới ngôi nhà bạn sự tươi mới, trong lành.Với những cành lá xum xuê vốn có, cây sanh còn là biểu tượng cho sự phát tài phát lộc, mang lại may mắn, thịnh vượng cho người sở hữu nó.

Bạn nên trồng cây to và nhiều hơn một cây, vừa điều hòa không khí, vừa tăng nguồn dương khí cho ngôi nhà từ đó sẽ thuận lợi hơn trong mọi việc.

Thường xuyên cắt tỉa tán cây để cây luôn giữ được dáng đẹp, tránh để tán lá rộng sẽ sinh ra nguồn âm khí tác động xấu đến phong thủy ngôi nhà.

Cây sanh là biểu tượng cho sự phát tài phát lộc, mang lại thịnh vượng cho người sở hữu nó
Cây sanh là biểu tượng cho sự phát tài phát lộc, mang lại thịnh vượng cho người sở hữu nó

Cách chăm sóc cây sanh

Sau khi nắm được cách tạo dáng cây sanh, bạn cũng nên học cách chăm sóc cây để cây luôn phát triển khỏe đẹp nhất.

Khi trồng cây dưới đất không cần phải chăm sóc vì cây rất khỏe, có thể sống trong điều kiện khắc nghiệt. Nhưng nếu trồng cây trong chậu bạn cần lưu ý:

  • Ánh sáng: cây phát triển tốt nhất trong điều kiện ánh sáng chiếu tán xạ
  •  Nhiệt độ: cây chịu nóng tốt và chịu được cả lạnh. Tuy nhiên cây phát triển tốt nhất ở khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều.
  • Độ ẩm: Cây sanh ưa ẩm cao
  • Đất trồng: sanh không kén đất, thậm chí có thể sống trên cả vách đá với điều kiện có nước để cây tồn tại.
  •  Tưới nước: Cây sanh chịu hạn tốt nhưng cũng chịu được úng ngập trong thời gian dài. Khi thiếu nước, khô hạn thì cây sinh trưởng chậm, có các lá vẩy bám lấy các mầm sinh trưởng trên thân hoặc ngọn cành và thân cây có các điểm lồi màu trắng.
  • Bón phân: Nhu cầu dinh dưỡng của cây ít, hầu như không cần bón phân, trừ khi trong những giai đoạn muốn thân cây chịu khắc nghiệt, bền bỉ hơn thì bổ sung thêm lân và kali.
  • Phòng và điều trị bệnh cho cây Sanh: Cây sanh là loại cây gỗ mềm, ít sâu bệnh. Tuy nhiên, nếu bón phân chưa qua xử lý kỹ sẽ mang nhiều mầm bệnh như sâu đục thân, bọ trĩ, bệnh đốm đen…. Biện pháp đó là rung cây cho lá rụng, quét và đốt đi để giảm nguồn gây bệnh. Sau đó vào mùa đông sau khi lá rụng dùng hợp chất lưu huỳnh và vôi phun lên cây để giảm bớt nguồn lây bệnh cho năm sau.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách tạo dáng cây sanh mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích các bạn trong việc tạo dáng và chăm sóc cây sanh cảnh. 

Xem thêm: Làm sao để tạo dáng cây sung cảnh như một nghệ nhân