Từ xa xưa, cây đa luôn là biểu tượng đẹp đẽ trong văn hóa Việt Nam. Nhắc đến đa là nhắc đến sự trường tồn. Trong hình dung mỗi người, cây đa là luôn to lớn, uy nghiêm.

Tuy nhiên, mấy năm trở lại đây, một loại cây đa mới vừa du nhập vào nước ta, thu hút rất nhiều người ưa thích cây cảnh bởi dáng vẻ ấn tượng. Đó chính là cây đa búp đỏ. Loại cây này có sức hút gì mà lại được ưa chuộng, cùng tìm hiểu nhé.

Cây đa trong hình dung trong mỗi người to lớn và uy nghiêm
Cây đa trong hình dung trong mỗi người to lớn và uy nghiêm

Đặc điểm cây đa búp đỏ

Cây đa búp đỏ có tên gọi khác là cây đa Ấn Độ, Đa cao su, Đa dai. Cây này thường được tìm thấy ở khu vực rừng rậm nhiều đới phân bố ở Ấn Độ, Malasia.

Được trồng nhiều làm cảnh ở các khu vực công cộng ở địa trung hải, trồng trong nhà làm cảnh ở các khu vực khí hậu lạnh, sống tốt trong điều kiện máy lạnh nên được trồng làm cây cảnh văn phòng.

Là thực vật có hoa chi Đa Đề (Ficus), cây thuộc thân gỗ, cây lớn có thể cao 30 – 40 m, đường kính thân có thể đạt tới 2 m, Lá có hình ôvan, mặt trên bóng, dài khoảng 10-35 cm và rộng từ 5 – 15 cm, lá non có thể dài đến 45 cm nhưng lá già thì sẽ co bớt lại Các lá phát triển ở bên trong một vỏ bọc tại mô phân sinh ở ngọn, gọi là búp đa, búp này sẽ có màu đỏ. Chính vì vậy ở Việt Nam người ta thường gọi nó là đa búp đỏ.

Hầu hết các giống của cây đều là loại nhân bản vô tính thực hiện bằng phương pháp giâm cành chiết cành, mủ nhựa của cây có thể làm cao su nhưng hiệu quả không cao, một số nơi khác dùng làm kẹo cao su có tên gọi là Hubba Bubba.

Cây đa búp đỏ sống tốt trong điều kiện máy lạnh nên được trồng làm cây cảnh văn phòng
Cây đa búp đỏ sống tốt trong điều kiện máy lạnh nên được trồng làm cây cảnh văn phòng

Công dụng và ý nghĩa của cây đa búp đỏ

Công dụng

Màu sắc tươi tắn, bắt mắt của cây đa búp đỏ đem đến không gian sống một chút không khí tươi vui gần gũi cùng khả năng lọc không khí đem lại cảm giác thư thái cho người thưởng thức.

Cây có khả năng hút bụi và các khí độc như: hydrogen fluoride, carbon monoxide. Cây có khả năng hút cả những khói thuốc lá thải ra môi trường.

Tác dụng chữa bệnh: Các bộ phận của nó có thể dùng làm vị thuốc để chữa một số bệnh rất tốt. Rễ phụ và lá đa búp đỏ có tính mát, vị nhạt có tác dụng trong việc làm lợi tiểu, giúp thoát mồ hôi và dùng trị phù thững. Mủ của cây trị được mụn nhọt, lá cây dùng giải cảm rất hiệu quả. Vỏ rễ của cây có thể trị đau nhức bắp thịt và khớp xương. 

Ngoài khả năng hút các khí độc, cây đa búp đỏ còn được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh
 Ngoài khả năng hút các khí độc, cây đa búp đỏ còn được sử dụng làm vị thuốc chữa bệnh

Vị trí đặt cây đa búp đỏ

 Cây đa búp đỏ có hình dáng đẹp, đầy sức sống, thích nghi tốt môi trường điều hòa và thiếu sáng thường được trồng trong chậu trưng bày nhiều nơi từ bàn làm việc, bệ cửa sổ, lối ra vào, góc phòng… ở cơ quan, công sở, nhà phố, quán cà phê, khách sạn, nhà hàng…Ngoài ra, Cây còn được trồng ngoại thất tạo cảnh quan đẹp, lấy bóng mát ở đình chùa, nhà khách, công viên, khu đô thị.

Mệnh hợp với cây đa búp đỏ

Cây hợp với người thuộc mệnh hỏa và mệnh thổ. Theo phong thủy ngũ hành giúp người chưng cây may mắn, sự nghiệp hanh thông, mọi chuyện luôn thuận buồm xuôi gió.

Ý nghĩa phong thủy của cây đa búp đỏ

Trong văn hóa Việt Nam, cây đa từ ngàn xưa đã biểu trưng cho sức sống dẻo dai, trường tồn, biểu tượng cho thần quyền và tâm linh của con người. Người sở hữu cây đa búp đỏ như sở hữu vị thần hộ mệnh, luôn được chở che khỏi những điều xấu xa và rắc rối.

Cây đa búp đỏ tượng trưng cho thần hộ mệnh, che chở gia chủ khỏi những rắc rối, nguy hiểm
Cây đa búp đỏ tượng trưng cho thần hộ mệnh, che chở gia chủ khỏi những rắc rối, nguy hiểm

Cách chăm sóc cây đa búp đỏ

Tưới nước: Mỗi tuần chỉ tưới 1 lần hoặc thấy đất trên mặt chậu đã se khô, tưới nhiều sẽ làm úng cây. Đa búp đỏ chịu hạn tốt, chịu úng kém. Hàng tháng nên cho cây tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời tối thiểu 60 phút.

Đất trồng: Đất trồng cây phải nhiều thịt, nhiều mùn, giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt vì thế nên pha lẫn cát, trấu hoặc vỏ cây lạc để thoát nước đồng thời thêm vi chất cho cây.

Phân bón: Hàng tháng bón phân nhả chậm để cây phát triển nên mua các gói phân cho cây cảnh có nồng độ NPK, Kali, đạm theo tỷ lệ 25% NPK, 30% kali, 25% đạm và các chất khác. Các phân này thường có dạng hạt bạn rắc lên gốc cây sau đó tưới nước để phân thẩm thấu xuống rễ.

Ánh sáng: Cây trồng trong nhà bộ lá có sắc tố sẫm màu nên cần trưng bày ở nơi có nhiều ánh sáng như cửa sổ, ban công, cửa kính tránh đặt ở nơi quá tốt. Lượng ánh sáng khuyết tán khoảng 40 – 50% thời gian chiếu sáng khoảng 4 –5 giờ/ngày là hợp lý.

Nhiệt độ: Cây chịu được biên độ nhiệt lớn chịu nóng tốt, chịu lạnh kém hơn có thể sống tốt trong môi trường điều hòa.

Nhân giống: Trong tự nhiên các loài đa có quả được các loài ong chuyên biệt đến thụ phấn, sau khoảng 03 năm cây đa búp đỏ bắt đầu có hoa và ra đợt quả đầu tiên có thể lấy hạt này để gieo thành cây con. Một cách nhanh hơn đó là tách cây con trong chùm ra và trồng trong một chậu khác sau một khoảng thời gian cây này sẽ sinh trưởng và mọc ra các cây con khác. Lưu ý cả hai phương pháp nên chọn cây bố mẹ khỏe mạnh cao tốt đậm màu.

Nếu chăm sóc tốt, sắc tố đỏ của cây sẽ phát triển làm cây rất đẹp
                     Nếu chăm sóc tốt, sắc tố đỏ của cây sẽ phát triển làm cây rất đẹp

Lưu ý khi trồng và chăm sóc cây đa búp đỏ

Nhiệt độ cao trong mùa hè có thể khiến lá bị tổn thương, bạn nên thường xuyên loại bỏ lá sâu bệnh và ngọn khô

Nhựa cây này có độc tính nhẹ, đối với người mẫn cảm có thể gây ra một số dị ứng khi chạm tay trực tiếp hoặc ăn phải, nên đeo găng tay để phòng bị.

Hy vọng những chia sẻ trên đây đã  giúp bạn hiểu rõ được những đặc điểm, công dụng, ý nghĩa và cách chăm sóc cây đa búp đỏ.

Xem thêm: Khám phá ý nghĩa của cây Phú Quý